Kiểm soát côn trùng dịch hại tổng hợp (IPM)
Rentokil áp dụng phương pháp Kiểm soát côn trùng dịch hại tổng hợp (IPM) năm giai đoạn để kiểm soát côn trùng dịch hại, tập trung vào các biện pháp ngăn ngừa thay vì chương trình ứng phó.
1. Thiết kế và xây dựng
Công tác kiểm soát côn trùng dịch hại bắt đầu từ việc thiết kế và xây dựng các tòa nhà; bố trí bên trong và bên ngoài, cũng như vật liệu xây dựng. Bản thân việc thiết kế và xây dựng cần ngăn ngừa tạo chỗ trú cho côn trùng dịch hại, tránh để chúng xâm nhập qua cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi, đường ống, cống thoát nước, v.v. và giảm thiểu rủi ro côn trùng dịch hại xâm nhập trong thời gian tiến hành hoạt động kinh doanh.
2. Thực tiễn và đào tạo về kiểm soát côn trùng dịch hại
Rentokil lập kế hoạch hành động cần thiết để ngăn ngừa nhiễm côn trùng dịch hại, bao gồm cả các phương pháp vật lý, văn hóa và hóa học, đồng thời đưa ra những khuyến nghị để nêu rõ:
- các biện pháp kiểm soát vật lý: bảo trì tòa nhà để ngăn ngừa côn trùng dịch hại xâm nhập;
- các biện pháp kiểm soát về văn hóa: thay đổi quy trình hoạt động để ngăn ngừa nhiễm côn trùng dịch hại, quy định rõ tần suất giám sát, người chịu trách nhiệm, các hoạt động giám sát, đánh giá lại và tài liệu ghi chép hoạt động;
- các biện pháp vệ sinh: loại bỏ các nguồn thức ăn như chất thải, đổ tràn và thực phẩm bảo quản không phù hợp; loại bỏ chỗ trú ẩn;
- các biện pháp kiểm soát hóa học: cách diệt trừ côn trùng dịch hại bằng thuốc trừ sâu an toàn và được phê duyệt, phù hợp để sử dụng cho các doanh nghiệp bảo quản, chế biến và trưng bày thực phẩm tươi và đóng gói, cũng như những nơi có người dân;
- cơ chế kiểm tra để phát hiện càng sớm càng tốt nếu có côn trùng dịch hại, xung quanh và trong tòa nhà, trong đồ đạc, thiết bị, sản phẩm được bảo quản và trưng bày, cũng như nguồn cung cấp mới nhận;
- đào tạo nhân sự;
- ghi chép các biện pháp kiểm soát đã chỉ định; để cung cấp cho đội ngũ đánh giá và thanh tra/nhân viên kiểm tra
3. Giám sát và duy trì kiểm soát côn trùng dịch hại
Thực hiện các biện pháp kiểm soát đem lại kết quả hiệu quả nhất và đảm bảo an toàn:
- chỉ định nhân sự đã qua đào tạo để chịu trách nhiệm về mỗi khía cạnh của các biện pháp kiểm soát. Trong đó có thể bao gồm chỉ định các chuyên gia nội bộ hoặc bên ngoài để giám sát côn trùng dịch hại;
- Chỉ định các nguồn lực thỏa đáng để thực hiện các biện pháp;
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát và cơ chế kiểm tra theo kế hoạch;
- Ghi lại các hành động và kết quả theo các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý
4. Ứng phó khi bùng nổ nạn côn trùng dịch hại
Trong trường hợp nổ ra nạn côn trùng dịch hại, điều vô cùng quan trọng là phải nhận biết rõ ràng loài côn trùng dịch hại để xác định các phương pháp kiểm soát phù hợp nhất và hành động phòng ngừa cần thiết để tránh tái nhiễm.
- Các chủng loại côn trùng dịch hại - Các chủng loại khác nhau của các loại côn trùng dịch hại có mối liên hệ gần gũi có hành vi và đặc điểm sinh học khác nhau sẽ cần cách xử lý tùy chỉnh để có kết quả tốt nhất
- Nguồn gốc - Côn trùng dịch hại xâm nhập vào hàng hóa được giao hay xâm nhập được do lỗi cấu trúc, hoạt động bảo trì kém, vệ sinh kém, hàng hóa bị hư hỏng, v.v.
- Thiệt hại tiềm tàng - Tình trạng này có gây ra rủi ro về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa tươi sống, chế biến sẵn hoặc đóng gói không; tình trạng này có thể làm hỏng thiết bị, đồ đạc hoặc cấu trúc tòa nhà không
- Nơi có thể trú ẩn - Tiến hành kiểm tra tòa nhà và môi trường xung quanh để xác định những nơi trú ẩn
- Số lượng - Việc ước tính số lượng côn trùng dịch hại không chỉ cho biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà còn cho biết vấn đề đã tồn tại bao lâu trong cơ sở
- Điều kiện thuận lợi - Côn trùng dịch hại có thể xuất hiện do các vấn đề của nhà cung cấp hoặc vận chuyển hoặc điều kiện môi trường sẽ khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho côn trùng dịch hại phá hoại
5. Đánh giá chương trình kiểm soát côn trùng dịch hại
Đánh giá hiệu quả của chương trình kiểm soát côn trùng dịch hại, trong đó có thể bao gồm:
- kiểm tra hoạt động kiểm soát côn trùng dịch hại;
- xem xét các quy trình vận hành để giảm nguồn thức ăn, nơi trú ẩn và nhiễm bẩn;
- xem xét các quy trình bảo trì phòng ngừa;
- ghi chép việc đánh giá;
- đề xuất các thay đổi và cải tiến đối với chương trình IPM;
- thực hiện các thay đổi được khuyến nghị đối với chương trình IPM